tham-my-thu-cuc

Rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ – Nguyên nhân và cách điều trị

02:35:11 - 16/06/2017 - truongctv

Là dấu hiệu của bệnh còi xương, rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ cần phải được phụ huynh quan tâm nhiều hơn. Vậy các cha, các mẹ đã biết rụng tóc vành khăn là gì chưa. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh rụng tóc vành khăn qua bài viết sau đây nhé!

Rụng tóc vành khăn ở trẻ khiến nhiều bà mẹ lo lắng

1.Bệnh rụng tóc vành khăn là gì?

Đó là hiện tượng tóc của bé rụng nhiều ở phần sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu.

Đây là dấu hiệu của bệnh còi xương ở trẻ em. Hoặc cũng có thể là do bé nằm lệch một bên, lực ma sát lớn làm tóc ở vùng này không mọc được. Nếu tóc của bé khỏe và cứng thì không sao, nhưng hiện tượng rụng tóc vành khăn này thường xuyên xảy ra nếu tóc của con bạn mảnh mai và yếu.

Rụng tóc vành khăn có thể là dấu hiệu sớm của còi xương

Ngoài ra, cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc khi bé bị ốm. Nếu trên đầu có những mảng da trống không có tóc mọc là do bị nấm, cần phải chữa trị ngay.

>>> Có thể bạn quan tâm : cách chữa rụng tóc sau sinh .

2.Giải pháp điều trị bệnh rụng tóc vành khăn

Theo bác sĩ Lê Thị Hải, thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia: khi thấy trẻ có hiện tượng rung toc vanh khan hãy bổ sung vitamin D3 (Aquadetrim) 2 giọt/ngày, thêm 5ml canxi corbier/ngày. Tóc bé có dấu hiệu mọc lại, cho bé ngừng uống canxi, còn vitamin D3 có thể tiếp tục uống đến khi bé được 2 tuổi.

Bé cần được bổ sung vitamin D bằng cách cho trẻ tắm nắng từ 15 – 20 phút hàng ngày trước 9h sáng giúp tế bào da tự tổng hợp vitamin D.

Bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng để phòng ngừa rụng tóc vành khăn

Rụng tóc ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không đáng lo ngại. Vì lúc mới sinh, tóc của bé đang ở giai đoạn mọc. Sau một thời gian ngắn, do sự thay đổi nội tiết tố, hay các hormone mà bé nhận được từ mẹ trong bào thai, tóc của bé chuyển sang giai đoạn rụng tóc. Hiện tượng này cũng thường gặp ở các bà mẹ sau khi sinh.

>>> Xem thêm : Cách trị bệnh rụng tóc ở nam giới .

*** Một số lưu ý:

– Cho trẻ tắm nắng không phải là ngồi trực tiếp dưới ánh nắng mới hiệu quả. Bạn có thể cho trẻ ngồi trong nhà, bên khung cửa mở rộng, không “tắm nắng” phía sau cửa kính. Vì lúc này ánh sáng mặt trời sẽ chiếu rọi vào cửa kính phản xạ vào trẻ với cường độ rất mạnh, rất nguy hiểm.

– Thời gian tắm nắng tốt nhất là khoảng 7h – 8h sáng. Về mùa hè nên tắm nắng lúc 6h30 – 7h30. Nếu nắng chói chang không nên để bé tắm nắng vì khi đó tia cực tím sẽ ảnh hưởng đến da và mắt của trẻ.

>>> Hiện tượng rụng tóc vành khăn là một trong những bệnh rụng tóc ở trẻ em mà các mẹ cần phải chú ý.

Nguồn : http://ift.tt/2cHFXE5

Tags: rụng tóc vành khăn

Bạn có thể xem thêm:


Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 Các cách làm sạch da